Quy Nhơn thành phố của hạnh phúc

Quy Nhơn thành phố của hạnh phúc

Phố biển Quy Nhơn (Bình Định) hướng đến là nơi đáng sống, đáng đến với cuộc sống yên bình, thư thái và hạnh phúc. Bất kể ở quán ăn, nhà trọ bình dân hay khách sạn, resort hạng sang, du khách đều được người dân “miền đất võ, xứ văn chương” đối đãi chân thành, hào sảng và không có sự phân biệt.

Phố biển Quy Nhơn (Bình Định) hướng đến là nơi đáng sống, đáng đến với cuộc sống yên bình, thư thái và hạnh phúc.
Phố biển Quy Nhơn (Bình Định) hướng đến là nơi đáng sống, đáng đến với cuộc sống yên bình, thư thái và hạnh phúc.

Ở Quy Nhơn, tập thể dục, tắm biển, cầm 10.000 đồng ăn sáng no nê, còn gì sung sướng bằng!

  • Khi vừa đặt chân đến Sân bay Phù Cát (Bình Định), du khách sẽ nhìn thấy dòng chữ “Quy Nhơn – thành phố của hạnh phúc”. Có lẽ, hạnh phúc là điều đầu tiên mà lãnh đạo, người dân Bình Định mong muốn du khách, sẽ cảm nhận được khi sống ở Quy Nhơn, dù chỉ là vài ngày trải nghiệm.
  • Cũng là du lịch nhưng ở Quy Nhơn, lại rất nhẹ nhàng, yên bình và trong lành. Quy Nhơn phồn thịnh, sung túc, nhưng không ồn ào, nháo nhiệt như các thành phố lớn.
  • Ngoài vẻ đẹp thiên nhiên, ẩm thực, thì chính sự hào sảng, mộc mạc của con người Quy Nhơn, đã mang lại sự khác biệt đặc trưng của miền đất này.
Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định.
Thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định.

Ở Quy Nhơn, buổi sáng sớm được tập thể dục trong không khí trong lành, tắm biển với dòng nước xanh mát và cầm 10.000 đồng, có thể tự tin không chỉ ăn sáng no nê mà còn ngon miệng, thì đó là trải nghiệm không còn gì, sung sướng bằng.

Nép mình ở con đường 31 Tháng 3, quán bánh canh tồn tại hơn 26 năm với giá bán chỉ 10.000 đồng/tô với đầy đủ topping hấp dẫn: chả cá chiên, chả hấp, da heo thơm ngon ngất ngây, do bà Hoàng Thị Thảo (48 tuổi) làm chủ.

Mỗi ngày mở cửa 2 lần vào buổi sáng (6h10) và buổi chiều (14h30). Đối với nhiều người Quy Nhơn và khách du lịch, ai đã từng thưởng thức bánh canh của bà Thảo đều tấm tắc khe ngợi: “Không chỉ rẻ mà còn cực ngon”.

Theo bà Thảo, buổi chiều bà bán hơn 30kg bột gạo và bột mì, buổi sáng thì 10kg bột cả 2 loại. Mỗi ngày, quán bánh canh bán từ 500 – 600 tô.

Hay đơn giản là món bánh xèo vỏ, do cụ già ngoài 70 tuổi bán ở ven đường Vũ Bảo (mỗi lá bánh chỉ 1.000 đồng). Người Bình Định gọi là bánh xèo vỏ, đơn giản vì bánh không có nhân, chỉ toàn một màu trắng tinh tươm của gạo và thêm chút màu xanh của lá hành được xắt nhỏ trộn với bột để tăng thêm mùi thơm.

Bánh xèo vỏ Bình Định phải được thưởng thức lúc vừa ra lò, còn bốc khói nghi ngút, chấm với nước mắm do chính ngư dân Bình Định làm ra, thì người ăn mới cảm nhận được hết cái hương vị thơm ngon, ấm lòng. Mùi vị dân dã mộc mạc vậy thôi, nhưng cứ khiến người ăn thòm thèm và cứ muốn ăn mãi thôi, đặc biệt vào những ngày đông giá lạnh.

Ông Tuttle Tim Anthony (64 tuổi, quốc tịch Canada) từng đánh rơi tài sản khi đến Quy Nhơn và được người dân nơi đây, tận tình tìm đến trao trả lại, chia sẻ rằng: “Ông rất quý tấm lòng của người Quy Nhơn và sẽ trở lại vùng đất nghĩa tình này”.

Thành phố Quy Nhơn Lột Xác Thần Tốc
Thành phố Quy Nhơn Lột Xác Thần Tốc

Khi đạp xe từ quán cà phê ở đường Nguyễn Huệ, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn về nơi tạm trú tại khách sạn trên quốc lộ 1D (TX. Sông Cầu, Phú Yên), ông Tuttle Tim Anthony, sơ ý đánh rơi ba lô.

Bên trong ba lô có nhiều tài sản gồm laptop trị giá khoảng 300 USD, 22 triệu đồng, thẻ tín dụng, giấy tờ tùy than, khiến nam du khách Canada rất lo lắng. Nhặt được của rơi từ người lạ, bà Nguyễn Thị Minh Tâm (59 tuổi, ở phường Nguyễn Văn Cừ) lập tức mang ba lô đến Công an phường Trần Phú, trao trả lại cho ông Anthony.

“Thấy ba lô trên đường, tôi chỉ suy nghĩ rằng chắc chắn người đánh rơi đang rất lo lắng tìm kiếm. Vì vậy, việc cần làm là mang đến công an để trao trả lại cho họ. Bất kể ai trong trường hợp này, cũng đều hành động như tôi”, bà Tâm nói.

Những điều dễ thương… khi sống ở Quy Nhơn

Ở Quy Nhơn có sự dễ thương mà nhiều người đánh giá 5 sao, cho hành động lịch sự đến từ lực lượng CSGT Công an thành phố. Thay vì bị xử phạt ngay tức khắc, du khách và người dân đi ô tô đến TP. Quy Nhơn đậu xe không đúng nơi quy định, sẽ bị lực lượng cảnh sát giao thông thành phố này nhắc nhở.

Hành động này đã nhận được sự hoan nghênh và tán dương. Việc xử lý nhân văn của lực lượng cảnh sát giao thông thành phố Quy Nhơn, giúp du khách vừa vui, vừa cảm mến đối với lực lượng cảnh sát giao thông, lại vừa có cảm tình chung với thành phố Quy Nhơn.

Điều khá đặc biệt, Bình Định luôn ưu ái đặc biệt với người nghèo, thu nhập thấp, đối tượng yếu thế. Từ 8 năm trước, Bình Định đã xây khu nhà lưu trú khang trang bằng nguồn xã hội hoá, dành riêng cho bệnh nhân chạy thận ở bên trong khuôn viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại trung tâm TP. Quy Nhơn, để giúp những mảnh đời cơ cực, tiện việc lọc máu, chữa trị.

Người dân và du khách tắm biển.
Người dân và du khách tắm biển.

Là tỉnh tiên phong trên cả nước, xây dựng hàng nghìn căn hộ xã hội với chế độ ưu đãi đối với người nghèo, thu nhập thấp và dành quỹ đất xây dựng 20.000 căn tương tự, cho tới năm 2025. Việc này, từng được Thủ tướng Phạm Minh Chính khen ngợi, vì tính nhân văn và hiệu quả.

“Làm gì thì làm nhưng nhà đầu tư, du khách đến Bình Định, đi đâu cũng cảm nhận được cuộc sống thanh bình, nhẹ nhàng, thư thái và hạnh phúc. Cách ứng xử của người Bình Định là nét văn hoá thân thiện, bất kể ai đến tỉnh chúng tôi, đều được đối đãi tử tế, chân tình, hào sảng và hiếu khách”, Bí thư Tỉnh uỷ Hồ Quốc Dũng nói.

Điều hiếm hoi đang dần tạo nên thương hiệu của Bình Định, là tạo ra môi trường du lịch, gắn với khoa học tri thức. Có nghĩa, du khách đến Bình Định không chỉ “ăn chơi ngủ”, mà còn có trải nghiệm khoa học.

Mục nhập này đã được đăng trong Tin Tuc và được gắn thẻ .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *