Xây dựng chợ văn minh, hiện đại
Xã Phước Hưng (huyện Tuy Phước) vừa được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2023. Trong đó đáng chú ý, tiêu chí phát triển cơ sở hạ tầng thương mại đã được Hội đồng thẩm định NTM tỉnh đánh giá cao.
Ông Nguyễn Văn Vinh, Phó Chủ tịch UBND xã Phước Hưng, cho hay: Trên địa bàn xã có chợ Háo Lễ được đầu tư xây dựng mới theo hướng văn minh, hiện đại, đưa vào sử dụng từ tháng 6.2023, diện tích 3.400 m2, gồm 18 ki ốt, 2 dãy nhà lồng được chia thành 96 lô để bố trí cho tiểu thương mua bán, với từng nhóm hàng.
Bà Nguyễn Thị Mai, ở thôn Biểu Chánh, xã Phước Hưng, nhận xét: “Chợ Háo Lễ được xây dựng khang trang, rộng rãi, các lối đi rộng và sạch sẽ. Các khu vực kinh doanh thực phẩm cũng được phân chia rõ ràng. Mặt hàng rau củ, trái cây, hải sản, thịt cá… được bố trí phù hợp, giúp người dân dễ dàng lựa chọn sản phẩm. Giá cả được niêm yết rõ ràng, công khai…”.
Còn tiểu thương Nguyễn Thị Hồng, ở thôn Nho Lâm, xã Phước Hưng đang bán rau củ quả tại chợ Háo Lễ, chia sẻ: Từ ngày chợ mới đi vào hoạt động, lượng khách đến chợ mua hàng tăng theo thời gian. Bên cạnh đó, công tác PCCC, đảm bảo ANTT trong chợ cũng được ban quản lý chợ, CA xã quan tâm, giúp người dân yên tâm mua sắm”.
Ảnh: Trọng Lợi.
Ba năm qua, các xã trên địa bàn huyện Tuy Phước cân đối nguồn ngân sách, huy động nguồn xã hội hóa để đầu tư xây dựng, nâng cấp các chợ với tổng kinh phí khoảng 50 tỷ đồng, trong đó có chợ Háo Lễ (xã Phước Hưng), chợ Định Thiện Tây (xã Phước Quang), chợ Luật Lễ (xã Phước Hiệp)… Việc phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn không chỉ phục vụ nhu cầu tiêu dùng, buôn bán của người dân, mà còn là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần nâng cao chất lượng tiêu chí số 7 trong xây dựng xã NTM và NTM nâng cao.
Sau khi được Ban chỉ đạo Xây dựng nông thôn mới tỉnh công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao năm 2022, Ðảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Phước Quang (huyện Tuy Phước) tiếp tục huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân để xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đồng thời chọn lĩnh vực chuyển đổi số là tiêu chí nổi trội để thúc đẩy xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.
Theo thống kê, đến nay, toàn huyện Tuy Phước có 3 xã: Phước Sơn, Phước Hưng và Phước Nghĩa được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao; xã Phước Quang được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Ông Dương Minh Tân, Trưởng Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Tuy Phước, cho biết: Thời gian đến, huyện tiếp tục đầu tư xây dựng mới chợ Phước An và nâng cấp, cải tạo các chợ đảm bảo theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm, đáp ứng nhu cầu của nhân dân.
Tiếp tục đầu tư, phát triển chợ nông thôn
Theo ông Hồ Đắc Chương – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh, toàn tỉnh có 91/113 xã đạt chuẩn NTM, 23/91 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Các xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM, hay NTM nâng cao buộc phải hoàn thành 19 tiêu chí, trong đó có tiêu chí số 7 – cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
“Theo Quyết định 318 của Thủ tướng Chính phủ, để đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong xây dựng NTM thì xã phải có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán trao đổi hàng hóa. Còn đối với xã NTM nâng cao thì phải có mô hình chợ thí điểm bảo đảm an toàn thực phẩm, hoặc chợ đáp ứng yêu cầu chung theo tiêu chuẩn chợ kinh doanh thực phẩm. Đến nay, toàn tỉnh có 94,6% số xã đạt tiêu chí số 7, phấn đấu đến năm 2025 có 100% số xã đạt tiêu chí này”, ông Chương cho hay.
Để tiếp tục phát triển thương mại – dịch vụ gắn với xây dựng NTM, ngành Công Thương đã ban hành nhiều văn bản để thực hiện tiêu chí số 7 trong Bộ tiêu chí quốc gia xây dựng NTM. Trong đó, Sở Công Thương đã tích cực kêu gọi xã hội hóa đầu tư đi đôi với đẩy mạnh các hình thức đổi mới quản lý chợ. Đồng thời, đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại để hỗ trợ cho một số chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh xây dựng các hạng mục đảm bảo an toàn thực phẩm. Nhờ đó, đến nay toàn tỉnh có 184 chợ, trong đó có 48 chợ thành thị và 136 chợ nông thôn (12 chợ hạng I, 21 chợ hạng II và 151 chợ hạng III).
1. Tập trung duy trì, nâng cao chất lượng 12 tiêu chí và tiếp tục xây dựng 07 tiêu chí còn chưa đạt.
2. Tập trung công tác tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu và nâng cao ý thức trách nhiệm, tinh thần tham gia xây dựng của mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân trong xã.
3. Tập trung các nguồn nội lực để thay đổi bộ mặt nông thôn, với tinh thần mỗi hộ gia đình sẵn sàng tự nguyện hiến đất làm đường, tự chỉnh trang lại khuôn viên, vườn hộ, tường rào, hệ thống cống rãnh, tạo một không gian sống xanh, sạch, đẹp cho chính gia đình mình và cho cả cộng đồng khu dân cư.
4. Tranh thủ các nguồn đầu tư của Trung ương, tỉnh, huyện để xây dựng các chương trình, dự án đầu tư cho phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, nâng cao thu nhập cho người dân.
5. Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và phát triển thương mại, dịch vụ để từng bước giúp người dân ổn định cuộc sống, tăng thu nhập, cơ cấu kinh tế chuyển đổi đúng hướng, mang lại hiệu quả.
6. Tranh thủ ngoại lực và phát huy nội lực sẵn có của xã, kêu gọi sự ủng hộ về tinh thần, đóng góp về trí tuệ, ủng hộ về vật chất của bà con quê hương đang học tập, công tác, sinh sống xa quê. Từ đó tăng nguồn lực để hỗ trợ các khu dân cư và nhân dân trong việc cải tạo cảnh quan, môi trường đảm bảo tiêu chí Sáng- xanh – sạch – đẹp. Với phương châm đầu tư cho gia đình, quê hương mình cũng là đóng góp xây dựng NTM./.
Đáng chú ý, xã chọn thôn An Hòa để xây dựng mô hình thôn thông minh. Ông Trần Ngọc Cát – Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn An Hòa, cho hay: Đến nay, toàn thôn có 140/142 hộ có ít nhất một điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng, máy tính; 9/9 hộ kinh doanh, cơ sở sản xuất (buôn bán, may mặc, cơ khí…) sử dụng điện thoại thông minh có cài đặt các ứng dụng Zalo, Facebook… để quảng bá, bán sản phẩm. Tại nhà văn hóa – khu thể thao thôn còn bố trí phòng trưng bày sản phẩm đặc trưng của địa phương. Một số sản phẩm thủ công truyền thống đặc sắc và các sản phẩm OCOP của người dân địa phương được quảng bá trên sàn thương mại điện tử.
Đặc biệt, Phước Quang luôn nằm trong nhóm các địa phương có tỷ lệ hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến ở mức cao. Năm 2023, tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến đạt gần 68% (1.296/1.914 hồ sơ). Thành quả này là động lực để xã tiếp tục duy trì, phát triển các tiêu chí NTM kiểu mẫu, đưa xã trở thành một vùng quê đáng sống.
Ông Lê Hồng Tây, Trưởng Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương), đánh giá: Việc đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, trong đó có chợ nông thôn ngày càng được các địa phương quan tâm xây dựng. Hầu hết các chợ được quy hoạch, xây dựng theo quy chuẩn đảm bảo an toàn thực phẩm, tạo sự yên tâm hơn cho người tiêu dùng khi lựa chọn các sản phẩm ở chợ. Qua đó, giúp tiểu thương đẩy nhanh quá trình giao thương, góp phần thúc đẩy KT-XH khu vực nông thôn phát triển.