ếu nói trà đạo là một nét văn hóa của người Á Đông, thì Việt Nam cũng không ngoại lệ. Văn hóa trà đạo của người Việt tuy không cầu kì, hay nhiều nguyên tắc chuẩn mực như trà đạo Nhật Bản, hoặc mang bề dày lịch sử như văn hóa trà Trung Quốc. Nhưng trà đạo Việt Nam lại ấn tượng với người thưởng thức bởi vẻ chân thực, mộc mạc từ cách pha chế cho đến hương vị trà. Chính điều này đã tạo nên một nét văn hoá trà đạo đậm chất Việt Nam, khó có thể tìm thấy ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Để hiểu hơn về “trà đạo Việt Nam”, mời bạn cùng chúng tôi khám phá ngay bài viết dưới đây nhé!
Khởi nguồn nghệ thuật trà đạo Việt Nam
Có câu chuyện kể rằng, từ cách đây hàng ngàn năm, có vị vua Thần Nông trong một chuyến thăm phương Nam đã uống nhầm một loại lá cây được nấu trong nước sôi. Sau khi uống xong, nhà vua không chỉ cảm thấy tinh thần thoải mái, phấn chấn mà hương vị ngọt chát nơi hậu vị còn làm người lưu luyến. Loại lá cây này được nhà vua gọi là “lá chè” và ngài quyết định nhân giống sử dụng rộng rãi cây chè để sử dụng.
Theo lời kể khác, do lịch sử nước ta trải qua hàng ngàn năm bị Trung Quốc đô hộ. Nhằm thuần hóa người Việt, Trung Quốc đã bóc lột, đàn áp, bắt nhân dân ta học tiếng Hán, học văn hóa Trung Quốc. Ắt hẳn có văn hóa trà đạo trung quốc trong đó. Đây được xem là một cách tiếp thu văn hoá trà đạo của Trung Hoa sang Việt Nam. Tuy nhiên, trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã xem uống trà là một nét văn hoá riêng của con dân nước Nam với nhiều điểm đặc thù của đất nước ta để từ đó hình thành nên nghệ thuật trà đạo Việt Nam mang bản chất riêng, hương vị riêng.
Hiện nay, thú vui thưởng trà của người Việt vẫn còn phát triển và giữ được những nét đẹp truyền thống. Trà xanh được đánh giá là loại trà có cả một kho tàng các hoạt chất sinh học tốt cho sức khỏe. Ở nước ta, trà được trồng nhiều ở Thái Nguyên, Lâm Đồng,… với giống tốt và cho ra tách trà có hương vị thơm ngon không lẫn vào đâu được.
Cho đến nay, những vùng núi cao như Nghĩa Lộ (Yên Bái), Pà Có (Hòa Bình),Tà Xùa (Sơn La), Cao Bồ (Hà Giang), vẫn có những cây trà shan tuyết cổ thụ có tuổi thọ lên đến hàng trăm tuổi.
Những nét đặc trưng trong văn hóa trà đạo Việt Nam
So với phong cách thưởng thức trà cầu kì, đòi hỏi sự chuẩn mực từ cách pha chế đến nơi thưởng trà của trà đạo Nhật Bản hay Trung Quốc thì trà đạo Việt Nam lại mang đến sự mộc mạc, giản dị, thuần khiết nhất. Những hình ảnh như cây đa đầu làng, khóm tre cuối ngõ đều có thể trở thành nơi mà người dân Việt Nam thưởng trà và cùng nhau đàm đạo về chuyện đời, chuyện người.
Có thể thấy, đối ngược hoàn toàn với “trà thất” được bày trí tỉ mỉ, sân vườn cắt tỉa gọn gàng, Trà đạo Việt Nam lại gắn liền hình ảnh rất đỗi gần gũi, dung dị. Bất kể nơi nào, chỉ cần có “tình làng nghĩa xóm”, dăm ba câu chuyện hàn huyên, đôi chiếc kẹo lạc, một chén trà tươi,… đều có thể trở thành “trà thất” mang phong cách rất Việt.
Nghệ thuật pha trà đạo Việt
Chén trà mở đầu câu chuyện” và cũng chính chén trà ấy đã gắn kết tình người bằng sự mộc mạc ẩn chứa bên trong của nó. Nhưng mộc mạc của trà đạo Việt Nam không đồng nghĩa với sự qua loa, cẩu thả. Trà Việt vẫn mang hương vị riêng, vẫn đậm đà ngọt chát. Và để làm nên tách chè tròn vị như vậy, cần sự hòa quyện giữa trà và người nghệ nhân pha trà. Thông qua đó, nghệ nhân sẽ tinh tế thả hồn mình vào sản phẩm để đem đến cho người thưởng trà một tách chè ngon với nhiều cung bậc cảm xúc.
Thời gian và không gian thưởng trà
Hình ảnh chén trà mở đầu câu chuyện hay nhắc đến trong thơ ca Việt Nam như đã mở ra không gian, thời gian thưởng trà. Giá trị văn hóa Việt Nam đề cao giá trị con người, do đó, trà đạo là cầu nối gắn kết con người Việt với nhau.
Trà được dùng khi có khách, thể hiện sự tôn trọng của gia chủ với khách đến nhà. Không gian thưởng trà thường là phòng khách, sân vườn thoáng mát, yên tĩnh để bàn chuyện, để đàm đạo chuyện nhân sinh.
Bên cạnh đó, những quán nước xưa, với chiếc ấm đất được ủ ấm, chén trà vàng ngọt hoặc bóng mát của cây đa, bến nước cũng là không gian thưởng trà hằng in trong tiềm thức của người Việt. Chỉ cần sự mộc mạc giản đơn như vậy, cũng đủ biến trà đạo Việt Nam thành môn nghệ thuật, văn hóa độc đáo, dung dị và gắn kết tình người.
📞 Liên hệ: 0944.665.375 – 0856.665.375
👉 Link shopee: https://shopee.vn/sachi665375
👉 Link sendo: https://www.sendo.vn/shop/banh-trang-sachi
👉 Link Lazada: https://www.lazada.vn/shop/banh-trang-sachi-viet-nam
👉 Link Tiki : https://tiki.vn/cua-hang/banh-trang-sa chi