Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân

Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân
Ban đầu khi chế biến thực phẩm cho mọi người trong gia đình sử dụng chị Phan Thị Hoài ở thông Châu Lĩnh (xã Tùng Ảnh, Đức Thọ, Hà Tĩnh) cũng không nghĩ những sản phẩm của mình có một ngày được biết bao nhiêu người trên khắp cả nước biết đến và tin dùng. Khởi nghiệp với sản phẩm bột ngũ cốc, đến nay chị Hoài đã cho ra đời 5 loại sản phẩm mang thương hiệu Hoài Phương. Hai trong số đó đã được công nhận đạt sản phẩm Ocop 3 sao. Các sản phẩm ngày càng có chỗ đứng trên thị trường, khẳng định hướng đi đúng đắn của một mô hình kinh tế ở nông thôn.

Ở nhà nội trợ, chị Phan Thị Hoài đã mày mò công thức để chế biến bột ngũ cốc cho mẹ già và các con nhỏ sử dụng. Thấy mọi người trong gia đình sử dụng hiệu quả lại an toàn nên chị đã nghĩ đến sản xuất số lượng lớn hơn bán cho người dân địa phương. Tiếng lành đồn xa, sản phẩm vừa ngon, rẻ lại tốt cho người dùng nên gia đình chị Hoài luôn trong tình trạng cháy hàng. Thế rồi chị nghĩ ngay đến sản xuất quy mô lớn và tạo thương hiệu cho sản phẩm của mình. Nhận được sự giúp đỡ, động viên của chính quyền địa phương, cùng với nguồn vốn vay tư ngân hàng chính sách, ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đức Thọ, chị Hoài đã đầu tư vào sản xuất số lượng lớn và thêm nhiều sản phẩm khác. Sau bột ngũ cốc Hoài Phương, các sản phẩm khác có chất lượng cao cũng được chị Hoài cho ra đời, đó là trà gạo lứt, cháo vỡ hạt, bột ăn dặm củ quả, bột ngũ cốc ăn kiêng cho người tiểu đường. Các sản phẩm ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân

Các sản phẩm của cơ sở Hoài Phương chất lượng tốt và có bao bì mậu mã đẹp

Nói về tiêu chí cho sản phẩm của mình, chị Hoài cho biêt: “Mục tiêu hướng đến của tôi là khách hàng bình dân vì vậy sản phẩm có giá phải chăng nhưng chất lượng tốt, mọi người đều có thể sử dụng được”. Theo tìm hiểu, các sản phẩm của Hoài Phương được chế biến hoàn toàn từ các nguyên liệu trong tự nhiên và các nông sản do người nông dân ở địa phương trồng. Bột ngũ cốc được sản xuất từ 15 loại hạt, như nhiều loại đậu khác nhau, hạt sen, hạt điều… có tác dụng tăng cân cho người gầy, tăng đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, tốt cho người mang bầu và cho con bú… Bên cạnh đó trà gạo lứt lại có tác dụng mát gán, giải độc, giảm mỡ máu, giảm cân, chống mất ngủ… Hiện nay xưởng chế biến của chị Hoài đang tạo công ăn việc làm với thu nhập ổn định cho nhiều công nhân. Bên cạnh đó hàng năm cơ sở Hoài Phương cũng tiêu thụ hơn 3 tấn đậu các loại và nhiều nguyên liệu khác, góp phần tạo đầu ra cho sản phẩm của nhiều nông dân trên địa bàn huyện Đức Thọ. Một hộ nông dân ở xã Đức Đồng cho biết, gia đình bà hàng năm thường trồng 1 đến 2 vụ đậu, trước đây lo nhất là vấn đề tiêu thụ và giá cả. Hiện nay có chị Hoài thu mua thì gia đình bà và nhiều hộ khác ở đây rất yên tâm sản xuất. Tuy nhiên tiêu chuẩn của chị Hoài rất cao nên đòi hỏi quá trình trồng đậu cũng phải đảm bảo để cho thu hoạch loại đậu tốt nhất.

Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân
Các sản phẩm tham gia nhiều hội chợ và được người tiêu dùng đánh giá cao

Với ưu tiên nguyên liệu là nông sản của các địa phương trong huyện. Các xã Đức Đồng, Đức Lạng… trở thành vùng nguyên liệu phục vụ cho cơ sở Hoài Phương. Chị Hoài cho biết, việc chon vùng nguyên liệu giúp mình theo dõi được quá trình trồng và chăm sóc của người dân, giúp cơ sở có được nguồn nguyên liệu tốt và sạch. Hơn 2 năm trở lại đây, 2 sản phẩm là bột ngũ cốc và trà gạo lứt được công nhận đạt Ocop 3 sao thì các sản phẩm này càng được nhiều người trên khắp mọi miền đất nước biết đến và tin dùng. Hiện nay mỗi năm cơ sở Hoài Phương tiêu thụ khoảng 5 tấn bột ngũ cốc và 7 tấn trà gạo lứt, chưa kể các sản phẩm khác; mang đến nguồn thu cho gia đình hơn 150 triệu đồng/năm.

Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân

Có thể nói, cơ sở chế biến của chị Hoài không chỉ mang lại nguồn thu nhập cao cho gia đình mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất cho nhiều nông dân địa phương, góp phần tạo công ăn việc làm và thu nhập khá cho nhiều người dân. Nói về hiệu quả mà cở sở mang lại, ông Phan Tiến Dũng, nguyên Bí thư đảng ủy, CT UBND xã Tùng Ảnh, hiện là trưởng phòng Nông nghiêp huyện Đức Thọ cho biết: Cơ sở Hoài Phương nhiều năm nay phát triển rất tốt, bên cạnh phát triển kinh tế giúp đời sống gia đình được nâng lên, gia đình chị Hoài cũng làm rất tốt công tác an sinh xã hội tại địa phương. Đặc biệt cơ sở đã giúp cho nhiều người dân địa phương có thêm việc làm. Bên cạnh những lao động sản xuất trực tiếp còn có nhiều người chịu trách nhiệm thu mua nguyên liệu… đặc biệt là thúc đẩy người dân địa phương và các vùng lân cận sản xuất các loại lương thực.

Sản phẩm Ocop chế biến từ nguồn nông sản ở địa phương, hướng đến lợi ích của người tiêu dùng bình dân

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *