Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây “atiso đỏ”

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây "atiso đỏ"
Hiện nay, sự sáng tạo và phát triển sản phẩm mới mang dấu ấn văn hóa địa phương và lợi thế vùng miền đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu phong phú và đa dạng của thị trường, cũng như bền vững cho cộng động. Điển hình là câu chuyện về sản phẩm trà Atiso đỏ (cây Bụp giấm) của Công ty TNHH Một Thành Viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hichagol (Công ty Hichagol) ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia (Bộ Khoa học và Công nghệ), cây Bụp giấm (tên khoa học Hibiscus sabdariffa) là thực vật có nguồn gốc xuất xứ từ khu vực Tây Phi, sau đó di thực vào Việt Nam. Bụp giấm lại thuộc họ bông (Malvaceae) và không có họ hàng với Atisô Đà Lạt (thuôc họ cúc). Tên gọi “Atisô” nhằm chỉ sự tương đồng về hình dáng (thân thảo, lá hình bầu dục, có các cạnh răng cưa nhỏ), riêng sắc đỏ tươi bắt mắt chính là đặc trưng riêng của hoa Bụp giấm so với Atisô vùng Cao Nguyên. Loài thực vật này còn có một số tên khác như: Hibiscus, Hồng Hoa, Bụp giấm, Atiso đỏ, cây rau chua,… tùy theo cách gọi của người dân một số địa phương.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Anh Lê Văn Chánh, Giám đốc Công ty Hichago

Ở miền Bắc nước ta, loài thực vật này có mặt tại vùng Thái Nguyên, Hà Tây. Ở miền Nam, Bụp giấm được trồng tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Thuận,… Nhờ khả năng thích nghi khí hậu nóng ẩm trên nhiều loại thổ nhưỡng khác nhau, Bụp giấm cũng trồng được ở miền Trung, điển hình như tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Vùng chuyên canh Bụp giấm hơn 50 ha của Công ty Hichagol tại địa phương

Anh Lê Văn Chánh (trú tại huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) cho biết, vào năm 1992, một Giáo sư người Đức tên Jnoen lần đầu tiên mang hạt giống Bụp giấm đến Việt Nam để nghiên cứu, phát triển. Sau khi ông trở về Đức, nhà khoa học Mai Thị Tấn đã tiếp tục công trình của Jnoen. Theo đánh giá, Bụp giấm phát triển tốt nhất ở nơi có khí hậu nhiệt đới, đồng thời màu sắc và độ chua sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng vùng nguyên liệu riêng biệt.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Theo anh Chánh, cây Bụp giấm được trồng rộng rãi tại địa phương từ những năm 2015.

“Bụp giấm có nhiều cách sử dụng khác nhau, nó thường được người dân địa phương làm thành nước trái cây, có màu đỏ tươi, hương vị chúa pha lẫn chút ngọt độc đáo. Ngoài ra, phần lá có thể sấy khô để pha trà. Với hương vị chua đặc trưng, khi dùng có thể cho thêm đường hoặc mật ong. Mọi người dễ dàng tìm thấy nó trong các chế phẩm làm đẹp, hoặc thực phẩm chức năng với công dụng hỗ trợ điều trị một số bệnh. Vì chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát huyết áp và cholesterol,” anh chia sẻ.

Trước khi “bén duyên” với lĩnh vực kinh doanh, anh Chánh vốn là hướng dẫn viên du lịch từng đến nhiều vùng cao thuộc khu vực phía Bắc. Sớm nhận ra tiềm năng phát triển từ loài thực vật này, anh đã mang một số hạt giống mang về trồng tại trên mảnh đất quê hương (Huế). Với khả năng thích nghi và sinh trưởng tốt, cây không chỉ mang lại giá trị về mặt kinh tế mà còn là nguồn tài nguyên quý báu đối với nông dân. Từ đó, nghề trồng và khai thác Bụp giấm phát triển mạnh mẽ tại địa phương từ những năm 2015.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Một số sản phẩm khác chế biến từ Bụp giấm của doanh nghiệp

Khi nguồn nguyên liệu đã dồi dào, người dân bắt đầu nghiên cứu, chế biến các món trà, món mứt, siro ngon miệng từ nông sản. Tuy nhiên, quy mô kinh doanh ban đầu còn nhỏ lẻ, mẫu mã, bao bì chưa được chuẩn hóa. Để cải thiện tình hình trên, những năm qua, một số doanh nghiệp đã bắt đầu đẩy mạnh đầu tư sản xuất, chế biến nhằm tạo ra sản phẩm mới phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường tiêu thụ.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Trà Atiso đỏ của Công ty Hichagol đạt chứng nhận OCOP4 sao cấp tỉnh Thừa Thiên Huế vào cuối năm 2022

Hưởng ứng xu hướng trên, vào năm 2020, anh Chánh đã thành lập Công ty TNHH Một Thành Viên Sản xuất Thương mại và Dịch vụ Hichagol (Công ty Hichagol) và tiến hành nghiên cứu, đưa ra thị trường nhiều sản phẩm chế biến đa dạng từ Bụp giấm. Trong đó, phải kể đến sản phẩm “Trà Atiso đỏ” đạt chứng nhận OCOP 4 sao cấp tỉnh vào cuối năm 2022. Sản phẩm của doanh nghiệp có nguyên liệu chính từ cây Bụp giấm, kết hợp cùng cỏ ngọt, gừng và cam thảo. Đặc biệt, vị chua nguyên bản và thành phần dưỡng chất của Bụp giấm vẫn được giữ nguyên, mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe.

Chia sẻ về việc lựa chọn tên gọi, đại diện Công ty Hichago cho biết, “Trước đây, doanh nghiệp từng dùng ‘Hibiscus sabdariffa’ để in lên bao bì thương hiệu. Tuy nhiên, qua quá trình thử nghiệm, nhận thấy cách gọi trên rất khó tiếp thị nên đơn vị đã chuyển sang tên gọi ‘Atiso đỏ’ để gần gũi và phổ thông hơn. Ra mắt thị trường chưa lâu nhưng sự đón nhận và đánh giá nhiệt thành từ khách hàng cũng như các cơ quan địa phương phần nào cho thấy hướng phát triển đúng đắn, hiệu quả.”

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Đại diện doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm đến khách hàng

Với nguồn nguyên liệu được cung ứng từ hơn 50 ha chuyên canh trồng atiso đỏ, cùng các thiết bị công cụ sản xuất hiện đại, doanh nghiệp đã xây dựng nền tảng vững chắc, khép kín cho hoạt động sản xuất và cung ứng sản phẩm. Không chỉ đảm bảo nguồn cung, đơn vị cũng tìm cách tiếp cận thị trường thông qua các kênh thương mại điện tử như Tiktok, Shopee, Lazada, Tiki cùng nhiều nền tảng khác.

Tuy nhiên, hành trình phát triển không chỉ có thuận lợi mà có cả những khó khăn. Theo anh Chánh, những thách thức lớn mà doanh nghiệp phải đối mặt trong đó có tính cạnh tranh của thị trường, đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn chú ý cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm, duy trì được uy tín và lòng tin của khách hàng. Để giải quyết vấn đề này, dự kiến trong thời gian sắp tới, doanh nghiệp sẽ mở rộng nhà xưởng lên Một số sản phẩm chế biến từ Bụp giấm của doanh nghiệp 500m2, đầu tư thêm máy móc để tăng năng lực sản xuất, sử dụng năng lượng tái tạo và cải thiện sản phẩm để tiếp cận phân khúc thị trường “quà tặng doanh nghiệp”. Hơn nữa, đơn vị cũng đang tìm hiểu và hoàn thiện các chứng nhận chất lượng sản phẩm để tiến vào thị trường xuất khẩu, mở ra cơ hội mới.

Thừa Thiên Huế: Khai thác tiềm năng cây
Đại diện đơn vị giới thiệu sản phẩm đến ông Nguyễn Đại Vui, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế

Trong bối cảnh thị trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh, câu chuyện về doanh nghiệp Hichagol nói chung là điển hình cho sự sáng tạo, biết tận dụng tiềm năng địa phương và linh hoạt ứng phó để kinh doanh hiệu quả. Thông qua hành trình khởi nghiệp của mình, anh Chánh cũng hy vọng có thể tiếp thêm động lực và khuyến khích các chủ thể, đơn vị tại địa phương thêm niềm tin khởi nghiệp, tham gia tích cực vào hoạt động phát triển kinh tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *