Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
Vừa qua, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã phối hợp với UBND huyện Thạch Thất tổ chức diễn đàn “Khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông”.
Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
Huyện Thạch Thất có 59 làng với 50 làng có nghề, trong đó có 10 làng nghề được thành phố công nhận làng nghề truyền thống. Thực hiện Chương trình OCOP, toàn huyện đang có 142 sản phẩm đạt từ 3-4 sao.

Diễn đàn có sự tham gia của những nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, cùng chia sẻ với nông dân nhiều vấn đề liên quan đến cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
Toàn cảnh Diễn đàn “Khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông”.

Phát biểu tại diễn đàn, bà Nguyễn Kim Loan – Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất cho biết, trong những năm qua, ngành sản xuất nông nghiệp của huyện liên tục đạt mức tăng trưởng bình quân 3,4%/năm.

Tính đến nay, huyện Thạch Thất có 142 sản phẩm OCOP được UBND Thành phố Hà Nội xếp hạng, Thạch Thất là một trong những địa phương đứng đầu thành phố Hà Nội về số lượng sản phẩm được công nhận đạt chuẩn Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Trong đó các sản phẩm được công nhận đạt chuẩn, có 114 sản phẩm chất lượng 4 sao, 28 sản phẩm đạt 3 sao. Nhìn chung, được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng (sản phẩm gỗ trường kỷ, đồng hồ, sập thờ của hộ kinh doanh Nguyễn Trung Đức ở xã Canh Nậu; rau ăn lá, củ, quả theo mùa của Hợp tác xã nông nghiệp Hương Ngải, xã Hương Ngải; rau hữu cơ của trang trại Hoa Viên ở xã Yên Bình…).

Thạch Thất: Sản phẩm OCOP góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững
Chương trình OCOP tạo chuyển dịch mạnh mẽ trong xây dựng và phát triển kinh tế nông thôn.

Trong khuôn khổ diễn đàn, các chuyên gia cũng giải đáp đầy đủ, cặn kẽ, dễ hiểu những băn khoăn, thắc mắc của nông dân. Bên cạnh những câu hỏi cụ thể về xử lý sâu bệnh, kỹ thuật trên cây trồng, vật nuôi, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển đổi cây trồng, vật nuôi… không ít vấn đề liên quan đến định hướng sản xuất của nông dân cũng được bà con trực tiếp chuyển đến các chuyên gia, như nuôi con gì, trồng cây gì để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Qua đó, diễn đàn đã giúp nông dân có thêm kiến thức kỹ thuật, thay đổi tư duy, phương thức sản xuất thích ứng điều kiện mới, từ đó gia tăng hiệu quả canh tác, tăng thu nhập cho nông dân./.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *