1. Nâng hạng sản phẩm OCOP
(BĐ) – Theo tin từ Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, triển khai chương trình OCOP giai đoạn 2021 – 2025 và năm 2022 trên địa bàn tỉnh, đơn vị phối hợp với các địa phương vừa hướng dẫn các thủ tục xây dựng sản phẩm OCOP, vừa tổ chức nâng cao hiệu quả chương trình OCOP, phấn đấu trong năm 2022 có 30 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP cấp tỉnh và 12 sản phẩm được nâng hạng từ 3 sao lên 4 – 5 sao; 2 sản phẩm được công nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Theo ông Phan Thành Giản, Phó Chánh Văn phòng điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh, toàn tỉnh có 133 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận hợp chuẩn OCOP cấp tỉnh từ 3 sao trở lên, trong đó có 6 sản phẩm ở mức tiềm năng 5 sao, 14 sản phẩm đạt 4 sao.
Cùng với việc hỗ trợ xây dựng sản phẩm hợp chuẩn, nâng hạng OCOP, Văn phòng còn phối hợp hỗ trợ, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất tham gia nhiều hội chợ xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP với các siêu thị, tạo chuỗi liên kết bền vững, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất, phối hợp đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử.
2. Sản phẩm OCOP là gì?
OCOP (One commune one product) có thể hiểu nghĩa tiếng việt là “Mỗi xã (phường) một sản phẩm”. Cụ thể hơn là phát triển hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống, có lợi thế ở khu vực nông thôn.
OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.
Trước tiên sản phẩm OCOP phải thuộc nhóm 6 sản phẩm sau:
(1) Nhóm sản phẩm Thực phẩm: Nông sản tươi sống, nông sản chế biến và các thực phẩm khác
(2) Nhóm sản phẩm Đồ uống: Đồ uống có cồn, đồ uống không cồn
(3) Nhóm sản phẩm dược liệu gồm: Các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược và cá loại liệu khác
(4) Nhóm sản phẩm Vải và may mặc gồm: Các sản phẩm làm từ bông, sợi
(5) Nhóm sản phẩm Lưu niệm – nội thất – trang trí gồm các sản phẩm từ gỗ, sợi, mây tre, kim loại ….làm đồ lưu niệm, gia dụng.
(6) Nhóm Dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch.
Sản phẩm OCOP Bình Định
3. Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP
Quy trình đánh giá sản phẩm OCOP gồm 3 cấp:
– Công tác đánh giá cấp huyện
– Công tác đánh giá cấp tỉnh
– Công tác đánh giá tại cấp trung ương
Ở mỗi cấp, các lãnh đạo sẽ thành lập Hội đồng đánh giá bao gồm các cán bộ ban ngành liên quan và mức độ đánh giá sẽ nâng cao dần, đảm bảo tiêu chí cũng như yêu cầu khắt khe với từng sản phẩm.
Hồ sơ tài liệu chuẩn bị quá trình đánh giá sản phẩm OCOP
Hồ sơ bắt buộc sẽ bao gồm:
– Phiếu đăng ký ý tưởng sản phẩm, đăng ký sản phẩm,
– Phương án, kế hoạch kinh doanh sản phẩm theo mẫu
– Giới thiệu bộ máy tổ chức theo mẫu đính kèm
– Giấy đăng ký kinh doanh
– Bản sao có công chứng, chứng minh hoạt động kinh doanh hợp pháp (đối với các đơn vị/cá nhân có đăng ký kinh doanh)
– Sản phẩm mẫu
Dưới đây là những sản phẩm OCOP đã được chứng nhận tại Bình Định
Sản phẩm OCOP đã được chứng nhận – Bánh tráng Sachi