Bình Định có thêm 53 sản phẩm OCOP năm 2021

Bình Định có thêm 53 sản phẩm OCOP năm 2021

Sản phẩm OCOP Bình Định
                                                                     Sản phẩm OCOP Bình Định

Tham gia chương trình Mỗi xã một sản phẩm từ 2019, đến nay tỉnh Bình Định đã triển khai được 3 kì đánh giá và có tổng cộng hơn 100 sản phẩm OCOP.

Năm 2021 vừa qua, tỉnh Bình Định tổ chức 2 đợt đánh giá sản phẩm vào đầu tháng 11 và cuối tháng 12 năm 2021. Trong đó, đợt I đánh giá và công nhận cho 21 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh, đợt II tỉnh công nhận cho 32 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh.

Như vậy, năm 2021 toàn tỉnh Bình Định có 53 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP từ 3 sao trở lên Trong đó có 1 sản phẩm đạt hạng tiềm năng 5 sao, 5 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 47 sản phẩm đạt hạng 3 sao.

Tính đến nay tỉnh Bình Định có 101 sản phẩm của 91 tổ chức kinh tế được tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm cấp tỉnh và được cấp giấy chứng nhận sản phẩm OCOP; trong đó có 6 sản phẩm hạng tiềm năng 5 sao, 10 sản phẩm 4 sao và 85 sản phẩm 3 sao.

Sản phẩm đạt 4 sao OCOP năm 2021
Sản phẩm đạt 4 sao OCOP năm 2021

Năm 2021 dù nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, nhưng số lượng chủ thể và sản phẩm tham gia chương trình OCOP của tỉnh Bình Định lại tăng lên đáng kể so với 2 năm trước đó. Các sản phẩm khi tham gia đánh giá chuẩn OCOP đã có nhiều chuyển biến tích cực về chất lượng, bao bì nhãn mác, bộ nhận diện thương hiệu, quy mô sản xuất; thị trường bán sản phẩm OCOP cũng được mở rộng đến các tỉnh, thành trong cả nước.

Tuy vậy, do đặc thù của chương trình, hiện vẫn còn nhiều tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia chương trình OCOP với quy mô nhỏ, năng lực quản trị còn yếu, thiếu kiến thức về kinh tế thị trường và phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị.

Năm 2022, Văn phòng điều phối Nông thôn mới tỉnh Bình Định sẽ tiếp tục tuyên truyền về tầm quan trọng của chương trình OCOP trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, đồng thời tiếp tục củng cố, phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; kêu gọi các tổ chức tham gia nghiên cứu các sản phẩm văn hóa du lịch gắn với làng nghề truyền thống nông thôn, du lịch sinh thái đối với các địa phương có tiềm năng du lịch.

Cùng với đó, hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện các chính sách về hỗ trợ phát triển sản phẩm khu vực nông thôn, hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, quảng bá sản phẩm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *