Bánh tráng nước dừa Tam Quan, Bình Định

Bạn đã từng nghe câu ca dao:

“Công đâu công uổng công thừa

Công đâu gánh nước tưới dừa tam quan”

Câu ca dao đã đi vào lòng người từ bao thế hệ khi nhắc tới dừa tam quan thuộc huyện Hoài Nhơn (Bình Định). Ngoài bến tre thì tam quan nổi tiếng có nhiều dừa ở Việt Nam. Cây dừa có mặt trên đất này từ đời nào cả những lão nông trên đất này giờ cũng không biết và họ chỉ biết nó đã gắn bó với họ từ lúc tuổi thơ cho đến khi trưởng thành những cây dừa mọc trong vườn, ngoài ngõ cây nào cây đấy đều to. Cây dừa chính là hình ảnh quê hương Hoài Nhơn từ bao đời nay.  Dừa ở đây là giống dừa ta trái to và cùi dừa dày đây là loại dừa rất thích hợp để làm món bánh tráng nước dừa.

Để làm ra một chiếc bánh tráng nước dừa không hề dễ. Đây là một loại bánh đặc biệt dày và thơm ngon cho nên người làm cũng phải bỏ ra nhiều công sức. Chiếc bánh được làm ra phải có mùi thơm đậm đà từ gạo ,mè, hành , tiêu và dừa, phải mặn mà hơn so với cách loại bánh thông thường.

Nguyên liệu chuẩn để làm ra bánh tráng dừa bao  gồm:

Nguyên liệu 1: Bột gạo xay

Nguyên liệu 2: Nước cốt dừa được lấy từ sọ dừa không quá già mà cũng không quá non.

Nguyên liệu 3: Tiêu hột phải là tiêu đen chưa xay nhuyễn.

Nguyên liệu 4: Củ hành tím

Nguyên liệu 5: Gia vị: muối.

Để làm ra được những chiếc bánh tráng nước dừa không hề dễ những người làm bánh tráng nước dừa ở Bình Định họ thường phải dạy từ sớm để bắt đầu một ngày làm bánh.

 Các công đoạn để làm bánh tráng nước dừa của người thợ làm bánh:

Công đoạn đầu tiên là phải nhóm bếp lò . Bếp phải đạt tiêu chuẩn đủ độ nóng thì bánh mới có thể chín được vì bánh dày và nguyên liệu kèm phụ theo cũng khó chín.

Sau khi nhóm lò xong người thợ làm bánh sẽ chuẩn bị nguyên liệu. Mỗi người một công việc người xoay dừa, người lắng bột, người gọt hành, thái hành. Nguyên liệu sẽ được làm ngay lúc đó để bánh làm ra không bị hôi hay có mùi chua.

Sau khi chuẩn bị nguyên liệu xong, nguyên liệu sẽ được cho gia vị vừa phải  sau đó đánh đều tay để chuẩn bị cho việc tráng bánh.

Tránh bánh là một công đoạn rất khó đòi hỏi người thợ làm bánh phải có kinh nghiệm  và hết sức cẩn thận và tỉ mỉ . Bởi vì cái bánh có tròn đều, độ dày bằng nhau, nhìn có khéo có đẹp hay không là ở bàn tay người tráng bánh. Với những người tráng bánh thì đây là công đoạn khó nhất trong quá trình làm bánh tráng nước dừa.

Sau khi bánh được tráng xong bắc và bỏ ra phiên. Người thợ ở công đoạn này phải nhanh tay  và khéo léo để làm sao cho bánh được thẳng và đẹp mắt. Công đoạn này rất vất vả người thợ làm bánh phải chụi được nóng giỏi.

Cuối cùng là công đoạn phơi bánh. Đây là công đoạn dễ nhất nhưng cũng khá vất vả vì người làm bánh phải canh trực bánh  nếu gặp trời mưa thì bánh hỏng hết công sức bỏ ra coi như công cốc. Những chiếc bánh tráng nước dừa được phơi từ lúc hửng nắng cho đến khi chiều tối. Bánh phải được phơi nắng gắt thì mới được. Nếu không có nắng bánh phải được phơi 2- 3 ngày thì mới khô.

Cách sử dụng và bảo quản bánh tráng nước dừa:

Điểm đặc biệt của bánh tráng nước dừa tam quan là bánh to hơn và được tráng làm lớp dày. Bánh không ăn ngay mà phải nướng. Vì bánh dày nên khi nướng phải lật đều , nướng kỹ và phải nướng bằng lửa than hồng thì bánh mới ngon, những chiếc bánh mới giòn giòn, thơm mùi hành, tiêu , mè, ngòn ngọt của dừa làm khích thích vị giác khiến mọi người cứ muốn ăn mãi không thôi.

Bánh tráng nước dừa có thể ăn không hoặc bạn có thể chấm với xì đầu đều rất tuyệt vời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *