Bánh tráng hay còn được loại là bánh đa, là một dạng bánh được làm từ bột gạo, tráng mỏng, phơi khô, khi ăn nướng giòn hoặc nhúng qua nước để cuốn thịt, cuốn cá. là một thứ văn hóa ẩm thực cổ xưa, trải qua ba miền Bắc Trung Nam, đọng lại bao hương vị khiến người ta khó quên vô cùng.
“Biến thể” của bánh tráng rất rộng, từ món bánh tráng trộn Tây Ninh trứ danh cho đến món bánh tráng nướng đặc sản Đà Lạt.
Trong bài viết này, chúng ta hãy tìm nhau tìm hiểu sự hình thành và phát triển của nét ẩm thực đặc trưng của quê hương chúng ta. Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm nhiều bài viết khác để hiểu rõ hơn về cội nguồn của bánh tráng ra đời và phát triển như thế nào.
Tên Gọi “Bánh Tráng” Ra Đời Từ Khi Nào Mà Sao Thân Quen Thế?
Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam. Sở dĩ có cái tên này là bởi công đoạn tráng án thật mỏng. Tại miền Bắc, bánh tráng được gọi là bánh đa. Miền Trung giống miền Nam, gọi là bánh tráng.
Tại một số vùng ở Thanh Hóa, người ta dùng cả hai từ “bánh tráng” và “bánh đa”. Ngoài ra họ còn dùng từ “bánh khô” để miêu tả loại bánh dùng để nướng. Còn bánh dùng để cuốn hay gói nêm thì được gọi là “bánh đa nem”.
Thật ra, trước đây miền Bắc cũng gọi từ bánh tráng. Nhưng đến thời Chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh.
Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng nên tiếp tục gọi là bánh tráng. Đây cũng chính là lý do vì sao cùng một loại bánh, cùng nguyên liệu làm ra mà nơi gọi là bánh tráng còn nơi khác gọi là bánh đa.
Nguyên liệu Bánh Tráng Có Gì Mà Lại Lưu Truyền Biết Bao Thế Hệ?
Nguyên liệu chính của bánh tráng thường là bột gạo. Một số nơi pha thêm bột mì, ngô, đậu xanh tạo ra hương vị và sự đa dạng trong bánh tráng. Bột gạo pha lỏng với nước (hoặc trộn thêm bột sắn, ngô, đậu xanh theo tỉ lệ phù hợp).
Ngoài các loại bột trên, khi “tráng bánh”, công thức bột gạo còn bổ sung thêm một số loại gia vị quen thuộc. Vậy các loại gia vị đó là gì? Đáp rằng: Mè, muối, tiêu, tỏi, dừa, hành, đường… tùy loại.
Dùng một cái gáo múc bột đổ lên tấm vải căng trên nồi to có nước sôi bên trong. Sau đó dùng gáo dừa trải đều lớp bánh này ra thành hình tròn, nhanh gọn trong vài giây.
Đậy nắp lại tầm 10 – 20s, bánh chín, dùng nan tre mỏng gỡ ra rồi trải lên vỉ đan bằng tre. Cuối cùng, chỉ cần đem tấm vỉ này phơi nắng, đến khi bánh khô lại là xong.